DƯA LEO LAI F1 HUNTER 116
DƯA LEO LAI F1 HUNTER 116
I. ĐẶC TÍNH GIỐNG

- Cây sinh trưởng khỏe, cành nhánh nhiều, chống chịu virus rất tốt, năng suất cao.

- Thích hợp cho những vùng đất xấu, bạc màu, áp lực virus cao.

- Dạng trái dài 18 - 20 cm, thịt quả dày, ăn giòn, ngon, bảo quản được lâu.

II. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Mật độ, khoảng cách, lượng hạt giống 

- Khoảng cách: 1,4 - 1,6 m x  0,7 - 0,9 m.

- Mật độ: 800 - 1.000 cây/1.000 m2.

- Lượng hạt giống: 30 - 40 gam hạt/1.000 m2.  

2. Gieo hạt và trồng cây

- Hạt giống  đã được phủ 1 lớp thuốc trừ nấm bệnh vì vậy không nên ngâm hạt trong nước mà nên gieo hạt khô để giữ được lớp thuốc có tác dụng hạn chế nhiễm bệnh trên cây con.

- Nếu ngâm ủ, có thể tham khảo theo cách sau: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 2 - 3 tiếng đồng hồ rồi vớt ra, cho vào vải sạch, ẩm. Sau 15 - 20 tiếng hạt sẽ nứt nanh. Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hoặc gieo vào bầu. Nếu gieo vào bầu thì khi cây con bắt đầu xuất hiện lá thật (khoảng 5 - 7 ngày sau gieo) thì đem trồng ra ruộng.

3. Chuẩn bị đất trồng

Làm sạch cỏ, cày bừa đất tơi xốp, lên luống thoát nước, bón 30 - 50 kg vôi/1.000 m2. Sau khi bón vôi 10 - 15 ngày thì tiến hành bón lót, lên luống và phủ bạt. Nên bón thêm 2 - 3 kg Trichoderma/1.000 m2 để tăng cường hệ vi sinh vật trong đất giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế bệnh. Trộn Trichoderma với phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh hay hữu cơ sinh học để bón. Thời điểm bón Trichoderma cần cách ly thời gian bón vôi và xử lý các loại thuốc hóa học 10 - 15 ngày để tránh nấm có ích bị tiêu diệt.

4. Bón phân

- Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng bón cho thích hợp. Dưới đây là lượng phân bón tham khảo cho 1.000 m2:

 - Bón lót: 2 - 3 m3 phân chuồng, 50 - 60 kg Super Lân, 15 - 20 kg NPK 20-20-15 TE.

- Tưới dặm: 7 - 10 ngày sau khi gieo: pha loãng 3 - 5 kg DAP tưới cho cây nhằm kích thích bộ rễ phát triển.

- Bón thúc:

Bón thúc lần 1 (20 - 25 ngày sau khi gieo): 30 - 40 kg NPK 20-20-15 TE, 2 - 3 kg Urê, 12 - 15 kg KCl.

Bón thúc lần 2 (30 - 35 ngày sau gieo): 40 - 50 kg NPK 20-20-15 TE, 12 - 15 kg KCl.

- Nếu muốn kéo dài thời gian thu hoạch thì giai đoạn 50 ngày sau gieo bón thêm 15 - 20 kg NPK 16-16-8.

5. Phòng trừ một số sâu bệnh chủ yếu

Dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, không trồng với mật độ quá dày, bón phân đầy đủ và cân đối, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cần chú ý tuân thủ quy tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách).
DƯA LEO LAI F1 HUNTER 116
I. ĐẶC TÍNH GIỐNG

- Cây sinh trưởng khỏe, cành nhánh nhiều, chống chịu virus rất tốt, năng suất cao.

- Thích hợp cho những vùng đất xấu, bạc màu, áp lực virus cao.

- Dạng trái dài 18 - 20 cm, thịt quả dày, ăn giòn, ngon, bảo quản được lâu.

II. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Mật độ, khoảng cách, lượng hạt giống 

- Khoảng cách: 1,4 - 1,6 m x  0,7 - 0,9 m.

- Mật độ: 800 - 1.000 cây/1.000 m2.

- Lượng hạt giống: 30 - 40 gam hạt/1.000 m2.  

2. Gieo hạt và trồng cây

- Hạt giống  đã được phủ 1 lớp thuốc trừ nấm bệnh vì vậy không nên ngâm hạt trong nước mà nên gieo hạt khô để giữ được lớp thuốc có tác dụng hạn chế nhiễm bệnh trên cây con.

- Nếu ngâm ủ, có thể tham khảo theo cách sau: Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) từ 2 - 3 tiếng đồng hồ rồi vớt ra, cho vào vải sạch, ẩm. Sau 15 - 20 tiếng hạt sẽ nứt nanh. Có thể gieo trực tiếp ra ruộng hoặc gieo vào bầu. Nếu gieo vào bầu thì khi cây con bắt đầu xuất hiện lá thật (khoảng 5 - 7 ngày sau gieo) thì đem trồng ra ruộng.

3. Chuẩn bị đất trồng

Làm sạch cỏ, cày bừa đất tơi xốp, lên luống thoát nước, bón 30 - 50 kg vôi/1.000 m2. Sau khi bón vôi 10 - 15 ngày thì tiến hành bón lót, lên luống và phủ bạt. Nên bón thêm 2 - 3 kg Trichoderma/1.000 m2 để tăng cường hệ vi sinh vật trong đất giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế bệnh. Trộn Trichoderma với phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh hay hữu cơ sinh học để bón. Thời điểm bón Trichoderma cần cách ly thời gian bón vôi và xử lý các loại thuốc hóa học 10 - 15 ngày để tránh nấm có ích bị tiêu diệt.

4. Bón phân

- Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và mùa vụ trồng để lựa chọn loại phân và liều lượng bón cho thích hợp. Dưới đây là lượng phân bón tham khảo cho 1.000 m2:

 - Bón lót: 2 - 3 m3 phân chuồng, 50 - 60 kg Super Lân, 15 - 20 kg NPK 20-20-15 TE.

- Tưới dặm: 7 - 10 ngày sau khi gieo: pha loãng 3 - 5 kg DAP tưới cho cây nhằm kích thích bộ rễ phát triển.

- Bón thúc:

Bón thúc lần 1 (20 - 25 ngày sau khi gieo): 30 - 40 kg NPK 20-20-15 TE, 2 - 3 kg Urê, 12 - 15 kg KCl.

Bón thúc lần 2 (30 - 35 ngày sau gieo): 40 - 50 kg NPK 20-20-15 TE, 12 - 15 kg KCl.

- Nếu muốn kéo dài thời gian thu hoạch thì giai đoạn 50 ngày sau gieo bón thêm 15 - 20 kg NPK 16-16-8.

5. Phòng trừ một số sâu bệnh chủ yếu

Dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước, làm đất tơi xốp, thoát nước tốt, không trồng với mật độ quá dày, bón phân đầy đủ và cân đối, vệ sinh đồng ruộng cho thông thoáng, kịp thời cắt bỏ và tiêu hủy phần cây bị bệnh để tránh lây lan. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của nhà sản xuất và cần chú ý tuân thủ quy tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng thời điểm, đúng cách).